Ngày đăng: Thứ ba, 26/07/2022
Xem với cỡ chữ

Cách trồng Sung mỹ trong chậu

Ảnh: Quả sung mỹ khi chín

Cây sung Mỹ có danh pháp khoa học là Ficus carica, là loại cây ôn đới, thuộc họ dâu tằm(Moraceae) Tên tiếng Anh của sung Mỹ là Common Fig. Cây sung Mỹ được trồng nhiều ở vùng có khí hậu Địa Trung Hải, nhất là ở các tiểu bang California Hoa Kỳ.Cây sung Mỹ có chiều cao từ 1,5 đến 10m. Đường kính thân cây không quá 17cm. Cành và thân cây có mủ trắng giống mủ cao su.Vỏ cây màu nâu xám, thân hợp trục, cành nhánh thẳng.Sung Mỹ là loài cây ăn quả quanh năm. Quả sung Mỹ có kích thướclớn hơn nhiều lần sung ta. Quả to, cùi mỏng, bên ngoài có màu vàng sẫm đến tím thẫm, khi bổ ra có mật màu vàng, vị thanh ngọt chứ không chát như sung ta.

1. Chuẩn bị trồng

- Chậu trồng:Các loại thùng nhựa, thùng xốp có dung tích từ 50-200l, thùng càng lớn thì bộ rễ cây sẽ có càng nhiều không gian để phát triển, từ đó cây sẽ to hơn, phát triển nhiều nhánh và sẽ cho nhiều quả hơn. Khoan lỗ thoát nước cách đáy thùng 5cm.

- Giống:Chiều cao: 40cm-50cm (đối với cây 4-5tháng tuổi).Câykhoẻ mạnh, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểuhiện nhiễm sâu bệnh. Trước khi trồng phun thuốc trị nấm bệnh một ngày, khi đem trồng thì tưới đẫm nước để tránh vỡ bầu cây con.

- Đất trồng:Hỗn hợp đất trồng gồm 60% đất sạch và 40% tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng... để cho tơi xốp, thêm một ít phân trùn quế, phân hữu cơ đã qua xử lý, vôi nông nghiệp. Trộn đều, rải thêm một lớp nấm tricodema trên bề mặt, tưới đủ ẩm và ủ 7-10 ngày là có thể đem trồng.

2. Cách trồng

 Trồng cây vào thùng sao cho lớp đất mặt thùng ngang với lớp đất mặt bầu cây. Cắm cọc tre cột cố định phần gốc để tránh bị mưa gió xô đẩy làm động rễ. Tưới một lượng nước vừa đủ, sau đó duy trì tưới nước mỗi ngày hai lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng nước vừa đủ .Giai đoạn này không cần bón thêm phân vì trong đất trồng đã có trộn sẵn một lượng phân cần thiết.

3. Cách chăm sóc

Sau khi quan sát thấy cây ra thêm lá mới (khoảng 10 ngày sau trồng) thì tiến hành bón phân định kì 7-10 ngày một lần trong suốt quá trình trồng, liều lượng phân bón tùy theo tuổi cây và số lượng cành lá mà cây đang có, bắt đầu từ thấp sau đó tăng dần lên khi cây phát triển. Phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân cá, phân viên hỗn hợp, phân NPK chuyên dụng cho cây ăn trái.

 Sau khi trồng khoảng 2,5-3 tháng thì cây bắt đầu cho trái, từ khi trái xuất hiện đến khi chín sẽ kéo dài khoảng 45-50 ngày. Giai đoạn khi trái gần chín, trái sẽ phình to và bắt đầu chuyển sang màu đỏ, lúc này cần bổ sung thêm Kali để làm ngọt và sử dụng túi bọc chuyên dụng tránh ruồi vàng đục trái.

4. Cách cắt tỉa cho cây

Để cây sung Mỹ phát triển mạnh thì ngoài việc bón phân cũng cần cắt tỉa để tán cây được rộng và tròn đều. Để kích thích cây sung ra quả nhanh hơn  nên ngừng tưới nướckhoảng 15 - 20 ngày, đồng thời  ngắt bỏ lá và chờ cây ra đợt lá mới cũng là lúc cây ra hoa.Sau khi cây ra đợt lá mới sẽ tiếp tục chăm sóc và cây cho ra nụ hoa, ra quả như ý.

5. Bấm ngọn

Phương pháp này không chỉ giúp cho cây bật chồi mới, mà ngoài ra còn giúp cho tránh được rủi ro khi cây quá cao sẽ bị gió quật ngã, làm gãy cành hoặc tệ hơn là bật gốc, chết cây. 

 Áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất khi cây đã ổn định, bung mạnh mẽ, nhánh chính đã đủ già (đối với sung Mỹ, thông thường cây được trồng từ cành chiết thì sau khoảng 7-9 tháng là có thể tiến hành bấm ngọn). Mục đích của việc bấm ngọn chính là để thúc đẩy cây ra nhiều chồi nách hơn, lúc này sẽ phát triển nhiều nhánh và từ đó cho nhiều quả, tăng năng suất. 

6.  Kích chồi

Kích chồi là một cách làm tiếp theo nhằm hỗ trợ cho cây bật chồi mới. Lợi thế và ưu điểm của phương pháp này là Figger hoàn toàn có thể tự điều chỉnh được theo ý. Giúp dễ dàng tạo tán hoặc tạo sự xum xuê cho cây như ý muốn.

 Cũng giống như phương pháp bấm ngọn, việc kích chồi nên được tiến hành vào giai đoạn khi cây đã ổn định và phát triển mạnh để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau khi cho thu hoạch xong, cây không còn bắt mắt như ban đầu, chỉ còn một thân thẳng đuột trơ trụi. Vậy thì đây chính là cách làm để giúp cho cây xum xuê trở lại nhé.

 Bước làm đối với phương pháp này cũng không quá phức tạp. Chọn những mắt mầm gần gốc nhất, đặc biệt là những mắt mầm hướng về phía Đông và phía Tây do cây có tính hướng sáng, sau đó rạch chéo đường nhỏ phía dưới mắt mầm, cách mắt mầm khoảng từ 1 - 1,5cm, có đường kính từ <1,5cm. Chờ sau khi vết rạch đã khô, sau 3-5 ngày thì bôi keo liền sẹo vào vết đã rạch. 

7.  Phòng trừ sâu bệnh

 Cây sung Mỹ và quả của nó thỉnh thoảng bị tấn công bởi các loại sâu khác nhau như: sâu bore, sâu bọ có đốm và cánh của côn trùng. Quả khô thường bị bọ cánh cứng chui vào xuyên qua mắt của quả và là nguyên nhân gây chua. Phương pháp điều trị tốt nhất cho vấn đề này là sự cải thiện điều kiện vệ sinh, chặt bớt hoặc đốt cháy sự tràn vào phá hại gỗ và quả của Cây sung Mỹ. Không nên chất lá và quả thành đống tạo điều kiện cho côn trùng xuất hiện và định vị.

Fig rust (bệnh rỉ sét)là một bệnh nghiêm trọng rõ rệt do nấm Cerotelium fìci gây ra, nó tấn công vào lá non, là nguyên nhân dẫn đến sự rụng lá. Bệnh này cũng dễ nhận biết khi quan sát thấy trên lá xuất hiện những đốm màu vàng xanh nhỏ, những đốm đó to dần ra và làm cho lá có màu hơi vàng nâu, lá cây sẽ sớm vàng và rụng. Có thể kiểm soát bệnh này bằng sự cải thiện điều kiện vệ sinh theo tiêu chuẩn, điều này có thể bảo vệ cây trồng tránh sự nhiễm bệnh đối với những lá non và nhánh non khác.Có thể dùng các thuốc đặc trị phòng trừ bệnhrỉ sắt đểphun ướt cả 2 mặt lá, 3-5 ngày/lần x 3 lần là khỏi (chú ý không phun vào lúc có nắng to có thể gây cháy lá, nên phun vào buổi chiều).

Ảnh: Bệnh rỉ sắt lan ra các lá sung quanh

Bệnh khảmlà một bệnh gây ra bởi virus và cây sung Mỹ cũng là một đối tượng dễ bị bệnh này. Bệnh khảm là một loại bệnh nan y và do đó khi cây bị nhiễm bệnh thì buộc phải đốn bỏ đi. Triệu chứng bệnh này giống như bệnh thiếu Kali, lá có những vết lốm đốm vàng và gân lá có màu sắc sáng, những triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi cây già hơn hoặc khi nó bị nóng và stress nước, ta nên cô lập chúng khi thấy biểu hiện triệu chứng bệnh như trên.

Rễ Cây sung Mỹ còn là thức ăn thú vị cho chuột lông vàng, loài chuột này có thể dễ dàng làm chết những thực vật lớn. Một phương pháp thụ động để kiểm soát bệnh trên là trồng cây trong một cái giỏ lớn, buộc chặt như cái lồng. Chim chóc cũng có thể gây nguy hiểm cho quả.

Ngoài ra cây Cây sung Mỹ còn bị tấn công bởi các loại giun tròn đặc biệt như: Meloidogyne spp., chúng sống trong cát luôn tấn công rễ, tạo nên các mụn cây và làm còi cọc cây. Hiện nay người ta bảo vệ cây bằng cách dùng thuốc diệt giun tròn đúng liều lượng.

Nấm Botrytis gây sự tàn héo ở tận cùng nhánh cây làm chỗ hỏng bị khô héo và chuyển sang đen giống như than. Sự tấn công thường bắt đầu vào giữa mùa tăng trướng của quả. Mặt khác cây cũng bị gây hại bởi gió lạnh đầu tiên của mùa đông, sau khi tấn công vào thân chính,khi có vùng chất thối mở rộng, có màu hơi đỏ. Cây có thể ngăn chặn bệnh trên bằng cách loại bỏ cây mẹ và những quả bị hư khi dịch bệnh được phát hiện.

Bệnh khối ucủa cây Cây sung Mỹ là do một loại vi khuẩn xâm nhập vào, tại vùng bị thương gây ra sự thối, bóc vỏ và ảnh hưởng có hại đến nhánh cây. Bệnh này thường xảy ra ở những vùng có nhiều nắng; vì vậy điều quan trọng là giữ cho các cành được chiếu sáng một cách hợp lý hoặc quét vôi.

Bệnh vàng lá:Có 02 nguyên nhân cơ bản khiến lá sung Mỹ bị vàng. Cần quan sát cây hàng ngày để phát hiện ra lý do và tìm cách khắc phục phù hợp.

Nếu lá sung đổi vàng và héo do bạn tưới quá ít nước cho cây thì cần bổ sung thêm lượng nước đều đặn. Chú ý lượng nước tưới cho cây vừa phải, tưới nước sạch ở nhiệt độ thường, không tưới nước quá nóng hoặc nước lạnh. Đặc biệt, khi cây bị chiếu ánh nắng hoặc nhiệt độ đất khá cao, không nên tưới nước ngay vì dễ gây úng rễ.

- Lá sung bị vàng do thừa nước:Đất trồng cây sung không tơi, xốp; không có lỗ thoát nước hoặc tưới nước quá nhiều khiến đất không thoát kịp là những lý do khiến cây sung thừa nước và vàng úng lá.

 Biện pháp khắc phục: Có hệ thống thoát nước, lỗ thoát nước đảm bảo. Tưới lượng nước vừa phải, mùa mưa nên hạn chế tưới nước cho cây.

Ảnh: Lá sung bị vàng do thiếu nước

Cây sung bị côn trùng tấn công

Cây sung bị côn trùng tấn công có thể phát hiện qua dấu hiệu xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng ô liu hơi mềm trên bề mặt quả. Hoặc lá cây đổi màu thành từng đốm nâu, đen. Thường thì nguyên nhân gây ra nấm là do ruồi, bọ trĩ hoặc bọ cánh cứng. Do đó, khắc phục bệnh này bằng cách phun xịt trừ bọ, giảm bụi cây xung quanh. Đồng thời, nên hái quả sung trước khi quả chín, tỉa lá hoặc chồi bị nhiễm bệnh.

Ảnh: quả sung bị bọ bám

Bên cạnh đó, không khí có độ ẩm cao hoặc trời mưa kéo dài cũng dễ khiến cây nhiễm nấm, lá bám một lớp nâu trắng, úng lá và rụng lá. Thậm chí thân cây cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cây sung cũng dễ bị kiến, rệp trắng bám trên lá, thân, quả. Vì vậy nên quan sát cây mỗi ngày, dùng dụng cụ làm vườn bắt côn trùng, hoặc sử dụng thuốc xịt thích hợp mua ở các nhà vườn để trừ khử chúng.

Ảnh: Lá sung bị côn trùng tấn công

Mặt khác, quả sung khi chín khá ngon ngọt nên dễ bị bọ hoặc chim ăn. Cần thu hoạch sung đúng lúc và dùng bọc bảo vệ quả sung trên cành để tránh tình trạng sung rụng, sung tổn thương.

8. Thu hoạch

Khi quả sung to và màu chuyển từ xanh sang tím thì bắt đầu thu hoạch. Nên thu hái vào thời tiết nắng ráo không mưa và sau mỗi lần thu hoạch cây sẽ để lại cùi hoa bám vào thân, không được cắt hoặc bứt bỏ đi vì chính vị trí này sẽ ra quả cho đợt tiếp theo. Nếu muốn đợt quả mới mọc ở chỗ khác mới nên cắt tỉa cùi hoa này, quả sung sẽ mọc ở những chỗ mới nơi thân đủ già. Sung Mỹ chín rất mềm nên khi thu hoạch phải hái nhẹ nhàng, xếp hàng trong khay để tránh bị dập nát. Quả sung Mỹ chín để được hai ngày trong điều kiện thường và một tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ lạnh.

 

BBT

TAGS : Khoa học
@latest_posts(['rows' => $latestPosts]) @endlatest_posts
video photo

Liên kết website