Ngày đăng: Thứ năm, 05/08/2021
Xem với cỡ chữ

Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gien lợn Cỏ và lợn Mẹo

Lợn Cỏ và lợn Mẹo là 2 nguồn gen bản địa hiện đang được nuôi phổ biến trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại một số huyện vùng cao giáp ranh biên giới Việt – Lào của các tỉnh Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương); Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Con Cuông); Thừa Thiên Huế (A.Lưới, Quảng Điền, Nam Đông)...


Lợn cái Mẹo

Mặc dù đây là những giống lợn dễ nuôi và rất phù hợp với tập quán chăn nuôi tại các nông hộ tại các địa phương nói trên, nhưng năng suất chưa cao, chất lượng 2 giống lợn này còn nhiều hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng và chưa đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao cho người chăn nuôi 2 giống lợn này. Do đó, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả lợn Cỏ và lợn Mẹo, phát huy lợi thế so sánh nguồn gen quý này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải có các nghiên cứu chọn lọc, nâng cao năng suất con giống, áp dụng các giải pháp công nghệ đồng bộ về dinh dưỡng, thức ăn, chăm sóc,  nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, xây dựng các mô hình liên kết chăn nuôi đàn nhân giống, đàn thương phẩm đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi... Từ yêu cầu của thực tế trên, TS. Phạm Sỹ Tiệp (2017 - 2019), TS. Hoàng Thị Phi Phượng (2019 - 2020) và các cộng sự tại Viện Chăn nuôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo”.

Lợn cái Cỏ

Sau 3 năm triển khai thực hiện, đề tài đã xây dựng được đàn hạt nhân lợn Cỏ và lợn Mẹo với quy mô 6 lợn đực và 60 lợn nái cho mỗi giống tại Thừa Thiên Huế (lợn Cỏ) và Nghệ An (lợn Mẹo). Lợn có đặc điểm ngoại hình tương đối đặc trưng của giống. Năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn hạt nhân như sau:

Tuổi đẻ lứa đầu; Tuổi phối giống lần đầu và Tuổi đẻ lứa đầu của đàn nái hạt nhân theo thứ tự là 213,24; 241,28; 355,65 ngày (lợn Cỏ) và 210,28; 241,15 và 356,21 ngày (lợn Mẹo). Khối lượng phối giống lần đầu đạt 41,64 kg (lợn Cỏ) và 43,42 kg (lợn Mẹo). Số con sơ sinh/ổ; Số con sơ sinh sống/ổ và Số con cai sữa/ổ theo thứ tự là 8,13; 7,84; 7,38 con (lợn Cỏ) và 8,21; 7,88; 7,41 con (lợn Mẹo). Khối lượng sơ sinh/ổ và Khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 3,99 và 43,17 kg (lợn Cỏ); 4,02 và 43,42 kg (lợn Mẹo). Số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái Cỏ và nái Mẹo đạt từ 1,69 - 1,73 lứa.   

Tăng khối lượng giai đoạn 2 - 8 tháng tuổi trung bình là 203,42 g/ngày (lợn Cỏ) và 220,05 g/ngày (lợn Mẹo). Độ dày mỡ lưng 8 tháng tuổi của lợn Cỏ trung bình là 13,10 mm; Ở lợn Mẹo là 12,86 mm. Tiêu tốn thức ăn/kg Tăng khối lượng giai đoạn 2 – 8 tháng tuổi ở lợn Cỏ là 4,89 kg và 4,96 kg ở lợn Mẹo. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/con có hệ số biến thiên còn rất lớn.

Đề tài cũng đã chọn lọc và xây dựng được đàn nhân giống lợn Cỏ và lợn Mẹo với quy mô 20 lợn đực và 150 lợn nái cho mỗi giống tại 4 mô hình liên hộ ở Thừa Thiên Huế (lợn Cỏ) và 4 mô hình liên hộ ở Nghệ An (lợn Mẹo); Xây dựng thành công 4 mô hình liên hộ chăn nuôi lợn Cỏ tại Thừa Thiên Huế (20 lợn đực và 152 lợn nái), 4 mô hình liên hộ chăn nuôi lợn Mẹo tại Nghệ An (20 lợn đực và 157 lợn nái).

Nguồn: mard.gov.vn

@latest_posts(['rows' => $latestPosts]) @endlatest_posts
video photo

Liên kết website